Cuộc đời đức Phật qua tranh (2)
Nhận ra nhiệm vụ của mình trên cuộc đời đã hoàn thành, đức Phật cố tình chấp nhận thức ăn có độc từ Thuần Đà. Không lâu sau đó, Ngài qua đời và nhập Niết bàn ở một thị trấn nhỏ của thành Câu Ty Na. Sự ra đi của đức Phật nhắc nhở cho chúng sinh về lẽ vô thường của cuộc sống.
Cuộc đời đức Phật qua tranh (tiếp theo)
Trên đỉnh đầu đức Phật xuất hiện vầng hào quang rạng rỡ. Màn đêm buông xuống, Ngài nhìn thấy rõ bản thể của vũ trụ và mọi nguồn gốc của khổ đau. Khi ánh ban mai vừa ló rạng, Ngài đã thấu suốt được “Tam Minh”, chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Ma Vương sai ba con gái của mình là Ái Dục, Bất Mãn và Tham Vọng dùng sắc đẹp quyến rũ đức Phật, rắp tâm khiến ngài lung lay ý chí. Thế nhưng, đức Phật không hề quan tâm, vẫn điềm nhiên ngồi bất động.
Vào tuần thứ 3 sau khi đức Phật đạt Giác ngộ, Long Thần hiện thân, che mưa chắn gió cho đức Phật trong khi Ngài nhập định.
Quan sát căn tính của cõi nhân gian, đức Phật nhận thấy chúng sinh căn lành ít, bướng bỉnh khó giáo hóa, thấy khổ nhưng không muốn thoát khổ, chưa đủ lòng tin để tiếp nhận giáo pháp. Hiểu ý Phật, vua trời Đại Phạm (Phạm Thiên) đến dâng hoa cúng dường, thỉnh Đức Phật thuyết pháp. Cảm lòng thành khẩn của vua Trời, Đức Phật đồng ý hóa độ chúng sinh.
Đức Phật rời khỏi cội Bồ Đề, đến vườn Lộc Uyển xứ Ba La Nại. Ngài chuyển pháp luân khai thị bốn chân lý nhiệm màu Khổ, Tập, Diệt, Đạo cho năm anh em Kiều Trần Như, Ác Bệ, Thập Lực Ca Diếp, Ma Ha Nam và Bạc Đề. Kể từ đây ngôi Tam Bảo thường trụ thế gian đã hình thành.
Đức Phật hướng dẫn đệ tử tu tập, sống cuộc đời đơn giản, du hành khắp nơi và tùy cơ giáo hóa chúng sinh. Nhờ thế, từ khi ngôi Tam Bảo được hình thành, ánh sáng tỉnh thức từ lời dạy của đức Phật dần lan tỏa khắp muôn nơi.
Nghe tin con trai mình đã tìm ra được đạo giải thoát, chứng thành quả Phật, vua Tịnh Phạn liền phái sứ giả đến thỉnh đức Phật về cung, giáo hóa mọi người ở Ca Tỳ La Vệ. Vì muốn báo đáp hiếu ân, thăm lại vua cha, đức Phật dẫn chư Tăng cùng đến kinh thành Ca Tỳ La Vệ.
Đức Phật thăm lại quê hương và gặp lại vợ là Da Du Đà La. Trong thời gian 7 ngày ở lại kinh thành Ca Tỳ La Vệ, Đức Phật thuyết pháp giáo hóa cho những người từ hoàng thân quốc thích đến hàng thứ dân. Đối với ai, Ngài cũng dùng tâm bình đẳng không phân biệt mà kiếp độ, hướng dẫn cho họ theo con đường giác ngộ giải thoát.
Con trai đức Phật là La Hầu La xin được xuất gia. Đức Phật bèn mang con trai tới chỗ Tôn giả Xá Lợi Phất tôn sư học đạo.
Nhà vua Tịnh Phạn bệnh nặng, khó qua khỏi. Trước lúc vua lâm chung, đức Phật nắm tay người, thuyết giảng giáo pháp, giúp vua cha chứng quả, thoát khỏi khổ đau phiền não. Sau khi vua cha băng hà, Đức Phật tự mình khiêng quan tài, làm tròn đạo hiếu. Dì mẫu của Phật và Da Du Đà La xin được xuất gia, trở thành những tỳ kheo ni đầu tiên.
Nhận lời thỉnh cầu của Chư Thiên, đức Phật đã dùng thần thông lên cung trời Đao Lợi giảng kinh Địa Tạng, thuyết pháp cho Chư Thiên. Nhờ vậy, nhiều Chư Thiên hiểu rõ lý đạo, tập hạnh giải thoát.
Sau khi thuyết pháp tại cung trời, Đức Phật dùng cầu thang từ cõi trời trở lại nhân gian. Chư Thiên cung kính vây quanh Ngài.
Có vị vương tử tên Nan Đà, tham luyến sắc đẹp, ham muốn giàu sang. Đức Phật bèn đưa Nan Đà lên cõi Trời ngắm dung mạo đẹp tuyệt trần của các tiên nữ, dẫn ông xuống địa ngục để nhìn thấy cảnh khổ nóng bức của người tham đắm sắc dục, mê muội lợi danh. Vương tử nhận ra giá trị sự thật của con người, sắc đẹp giàu sang cũng chỉ là trò đời hư ảo, từ đó phát tâm xuất gia.
Đức Phật nhận ra nhiệm vụ của mình trên cõi đời đã hoàn thành và muốn từ bỏ cuộc sống.
Đức Phật cố tình chấp nhận thức ăn có độc do Thuần Đà cúng dường và phát bệnh, tỏ ý nhắc nhở đệ tử về lẽ vô thường trong cuộc sống.
Không lâu sau đó, Đức Phật qua đời và nhập Niết bàn ở một thị trấn nhỏ của thành Câu Ty Na. Trước lúc ra đi, Ngài dặn dò chúng đệ tử:
“Phải nương theo Giới Luật làm thầy, hãy tự mình thắp đuốc mà đi”.
Tâm an lạc