Chùa Ngọc Hồ
Chùa xây dựng từ thời Lý Huệ Tông (1218). Đến thời Trần chùa đổi tên là Tiên Phúc bởi có huyền thoại Tiên nữ nhảy múa trước chùa. Đền thời Lê lại có truyền thuyết kể rằng vua Lê Thánh Tông đến thăm chùa, khi trở về thấy một cô gái nấp sau lùm cây mẫu đơn. Vua cho xa giá lại gần thấy cô gái mặt hoa da phấn, xinh đẹp tuyệt vời bèn mời cùng ngự giá về triều. Đến cửa Đại Hưng (tức Cửa Nam) cô gái nói: “Thiếp nguyên là tiên nữ bị trời phạt, may có duyên gặp Bệ hạ ở đây. Nay xin tạm chia tay, sau này sẽ có ngày gặp lại”. Nói xong cưỡi xe loan bay đi. Vua nhớ nhung khôn nguôi. Sai dựng lầu Võng Tiên ở trên cửa Đại Hưng, chờ ngày tái ngộ.
Do vậy, tiến sĩ Trần Bá Lâm (1757 – 1815) có thơ vịnh chùa Ngọc Hồ:
Ngô Đức Thọ dịch:
Cũng ở chùa Ngọc Hồ này, thư sinh Trần Tú Uyên ở phường Bích Câu đến đây xem hội hoa rồi gặp tiên nữ.
Chùa Bà Ngô giữa thế kỷ 20 (ảnh tư liệu)
Lại tương truyền về thời Mạc có một Hoa Kiều giàu có lấy vợ ở bản thôn, bà này xuất của riêng tu sửa lại miếu cũ. Sau bà mất, làng thờ ở bên trái chùa. Từ đấy mà có tên gọi nữa là chùa Bà Ngô.
Năm Tự Đức 26 (1873), sư ni Đàm An người thôn Như xã Tự Linh (nay là xã Long Biên, huyện Gia Lâm, Hà Nội) trụ trì đã sửa lại 5 gian chùa bằng gỗ xoan, đắp tượng Cửu Long đúc chuông.
Năm Thành Thái 1 (1889) Đàm Thọ (người xã Nam Đồng) kế thừa, lại đắp tượng Phật Quan Âm, làm 5 gian nhà Tổ. Tiếp đến sư ni Đàm Uyển (người xã Cổ Điển, huyện Thanh Trì) bàn cùng bản giáp hưng công tu sửa.
- Tam quan chùa Bà Ngô sau trùng tu
Năm Bảo Đại 3 (1928) có phong trào cải cách đến chùa, các nhà từ thiện cùng xuất tài lực xây dựng đền thờ tự bên chùa. Dời chỗ thờ Vua đền bên đên, phía ngoài phụng thờ vua Lê Thánh Tông, phía trong thờ Thủy Công Đại Đế và Thánh mẫu Thiên Tiên. Năm Bảo Đại 10 (1935) xây dựng Tam quan, đúc lại tượng Cửu Long, Điện thánh, phòng tăng, nhà khách, quang thếp tượng Phật và sửa các đồ thờ. Thế là chùa trở nên một nơi danh lam đất Hà Thành.
Chùa có 16 tấm bia đá. Trong số đó có bia Ngọc Hồ tự Thánh tịch bia ghi khá kỹ sự tích vua Lê Thánh Tông và sự kiện xã hội đương thời – là một tài liệu có giá trị nhiều mặt. Thác bản văn bia mang ký hiệu 18285 ở thư viện Hán Nôm.